https://www.high-endrolex.com/48 INFOGRAPHIC KHÁI NIỆM EMR, VAI TRÒ VÀ LỘ TRÌNH SỐ HÓA BỆNH ÁN GIẤY - DrAid.ai
Sticky Banner
public/uploads/demo/banner-tai-nguyen-1.jpg

Bài viết

Chuyên mục blog về Trí tuệ Nhân tạo (AI)! Nơi chia sẽ kiến thức từ lý thuyết đến thực tế của một trong những lĩnh vực công nghệ nhanh nhất và hứa hẹn nhất của thời đại hiện đại.

Chuyển đổi số y tế: Infographic Khái niệm EMR, vai trò và lộ trình số hóa bệnh án giấy tại Việt Nam 2023 - DrAid.ai

19/09/2023 admin

Trong bối cảnh chuyển đổi số y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu của 8 lĩnh vực ưu tiên của Chuyển đổi số quốc gia trong giai đoạn 2025 -2030, hồ sơ y tế điện tử (EMR) không còn là xu hướng tất yếu mà đang được thực hiện đồng loạt tại các cơ sở y tế và bệnh viện, mang lại nhiều lợi ích khi liên thông các hệ thống hạ tầng, kho dữ liệu sức khỏe, và chủ động nâng cao môi trường khám chữa bệnh trực tiếp và trực tuyến (offline and online). Đây là những nỗ lực tiên quyết để xây dựng các bệnh viện thông minh, giúp người dân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Vậy hồ sơ y tế điện tử (Electronical Medical Records) là gì, có bắt buộc hay không, tại sao phải loại bỏ bệnh án giấy? Cùng DrAid.ai tìm hiểu sâu khái niệm, vai trò và nắm bắt ngay tiến trình số hóa bệnh án giấy tại Việt Nam.

Hồ sơ Y Tế Điện Tử (EMR) là gì?

Hồ sơ y tế điện tử (EMR) là phiên bản số của hồ sơ bệnh án giấy, mọi thông tin sức khỏe và tiền sử bệnh của người bệnh được ghi chép, hiển thị và lưu trữ bằng phương tiện điện tử, có cơ sở pháp lý và chức năng tương đương bệnh án giấy. Mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe điện tử được theo dõi và lưu trữ suốt đời.
EMR giúp định danh người bệnh để bác sĩ, cơ sở y tế theo dõi liền mạch toàn bộ quá trình khám chữa bệnh; đồng thời tổng hợp kho dữ liệu lâm sàng đầy đủ, chi tiết, hỗ trợ bác sĩ, nhân viên y tế ra quyết định lâm sàng chính xác. EMR chính là sự kết hợp nguồn dữ liệu khổng lồ của bệnh nhân bao gồm:

  • HIS (Hệ thống thông tin bệnh viện)
  • LIS (Hệ thống thông tin xét nghiệm)
  • RIS (Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh)
  • PACS (Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh)

Lộ Trình Thực Hiện EMR tại Việt Nam

2023 là năm bản lề khép lại giai đoạn đầu trong quá trình chuyển đổi và triển khai Hồ sơ y tế điện tử (EMR). Đến tháng 8/2023, 44 trong số 1400 bệnh viện trên toàn quốc đã đưa vào sử dụng ứng dụng (app) EMR, giúp tích hợp lịch hẹn khám bệnh và tái khám. Thậm chí, một số bệnh viện còn có thể cung cấp kết quả cận lâm sàng cho bệnh nhân ngoại trú thông qua ứng dụng này.

Sang tới năm 2024 trở đi đến hết năm 2028, Bộ Y tế đề xuất, tất cả bệnh viện trên cả nước phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử.

Cụ thể, thông tư 46/2018/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/3/2019 đã đề ra lộ trình thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử được chia thành 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn từ năm 2019 - 2023

  • Các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) hạng I (135 bệnh viện) trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định;
  • Các cơ sở KCB khác căn cứ vào nhu cầu, năng lực thực tế để chuẩn bị các điều kiện cần thiết và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử khi đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Thông tư này.

Giai đoạn từ năm 2024 - 2028

  • Tất cả các cơ sở KCB trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử;
  • Trường hợp cơ sở KCB chưa triển khai được phải thực hiện báo cáo cho cơ quan quản lý trực thuộc, văn bản báo cáo phải nêu rõ lý do, lộ trình triển khai hồ sơ bệnh án điện tử nhưng phải hoàn thành trước ngày 31/12/2030.

12 Bất Cập khi Không có Hồ Sơ Y Tế Điện Tử (EMR)

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc không có Hồ Sơ Y Tế Điện tử (EMR) có thể gây ra nhiều bất cập cho cả bệnh nhân, bác sĩ và bệnh viện.

Đối với bệnh nhân

  • “Đứt gãy” mạch thông tin sức khỏe: Không có thông tin lâm sàng, cận lâm sàng thông suốt
  • “Thất lạc” lịch sử khám chữa bệnh (KCB): Không có nơi lưu lại tiền sử bệnh tật để bệnh nhân tự theo dõi
  • Gia tăng sự “bị động”: Không có tài liệu tra cứu tiền sử KCB, điều trị bệnh trong những tình huống cấp cứu, trong những trường hợp sơ suất bỏ quên bệnh án tại nhà khi bệnh nhân di chuyển tới tái khám tại các cơ sở y tế
  • Bắt buộc phải lưu trữ giấy kết quả KCB, các loại xét nghiệm khác nhau hay film ảnh y tế của nhiều lần khám
  • Khó khăn theo dõi khi chuyển viện điều trị

Đối với bác sĩ

  • Khó khăn trong việc sắp xếp và tự động hóa quy trình công việc
  • Không có nơi lưu lại tiền sử bệnh tật phục vụ khai thác bệnh sử trong KCB, thực hiện các hoạt động, biện pháp dự phòng.

Đối với bệnh viện

  • Không có tài liệu tra cứu đơn thuốc điện tử
  • Không thể liên thông để tính viện phí
  • Không thể quản lý chất lượng
  • Không thể giảm tải được lưu trữ trong bệnh viện, và,
  • Không thể tạo ra chuẩn chung giữa các bệnh viện.

Như vậy, việc không có Hồ Sơ Y Tế Điện tử có thể gây ra ít nhất 12 bất cập và khó khăn cho cả bệnh nhân, bác sĩ và bệnh viện. Bên cạnh việc lưu trữ thông tin phục vụ cho KCB, EMR còn hỗ trợ rất nhiều cho các nghiên cứu khoa học liên quan, vì các thông tin được lưu lại rõ ràng và dễ dàng truy xuất hơn so với việc lục tìm bệnh án giấy.

Việc áp dụng EMR trong hệ thống y tế là cần thiết và cấp bách để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và hiệu quả công việc.

VinBrain luôn tích cực tiên phong chuyển đổi số với công nghệ AI tân tiến nhất, tìm hiểu ngay tại: https://draid.ai/emr

Nguồn tham khảo dẫn số liệu:  
https://baochinhphu.vn/khan-truong-trien-khai-benh-an-dien-tu-khong-dung-benh-an-giay-102230824152245173.htm 
http://bvxanhpon.vn/tin-tuc/benh-vien-da-khoa-xanh-pon-chinh-thuc-trien-khai-benh-an-dien-tu/102-315-1945.aspx